KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y
Ngành Y bao gồm các lĩnh vực như chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, phòng chống bệnh tật và giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Y học được phát triển qua hàng nghìn năm, thường gắn kết với niềm tin tôn giáo và triết học của văn hoá địa phương. Trong những thế kỷ gần đây, kể từ lúc ra đời của nền khoa học hiện đại, hầu hết các lĩnh vực y khoa đã trở thành sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật (khoa học y tế có cả các nhánh khoa học nền tảng và khoa học ứng dụng). Ví dụ như, nếu công nghệ dùng chỉ y tế để vá vết thương là kỹ năng rèn luyện thông qua thực hành, thì hiểu biết của bác sĩ về những gì diễn ra ở cấp tế bào và phân tử trong các mô là nhờ vào kiến thức khoa học.
Ngày nay, các hình thức chữa bệnh trước cuộc cách mạng khoa học được gọi là y học cổ truyền và y học dân gian. Chúng vẫn được sử dụng kết hợp hoặc thay thế các phương pháp Tây y, nên còn được gọi là phương pháp Đông y.
TRƯỚC KHI CHỌN HỌC NGÀNH Y…
Học Y là một lời cam kết lâu dài vì mỗi chương trình đại học thường kéo dài 5 – 6 năm hoặc nhiều hơn, và còn có thêm các chương trình bổ sung/ nâng cao tay nghề cho sinh viên Y. Những chương trình này thường bao gồm các khóa thực tập để tích lũy kinh nghiệm làm việc, và chỉ những sinh viên Y giỏi nhất mới được giữ lại làm việc tiếp.
Phần lớn sinh viên Y sau khi tốt nghiệp đều chọn trở thành bác sĩ. Vì vậy quan trọng là bạn nên tìm hiểu rõ về nghề bác sĩ. Một bác sĩ “lành nghề” phải có vốn kiến thức lớn và có tâm với nghề. Công việc bác sĩ rất áp lực, đòi hỏi thời gian làm việc liên tục và thường xuyên làm ca đêm. Sẽ có những lúc bạn đã cố gắng nhưng không thể giúp bệnh nhân của mình và buộc phải thông báo tin buồn cho người khác.
Để nắm được những tố chất cần có ở nghề bác sĩ, bạn nên theo dõi blog của các sinh viên y khoa, tham khảo công việc của những bác sĩ khác và bồi dưỡng kinh nghiệm làm việc trong ngành Y, dù chỉ là những công việc nhỏ như làm việc tại trung tâm y tế địa phương hoặc viện dưỡng lão.
TẠI SAO NÊN HỌC NGÀNH Y
Trước tiên, bạn sẽ luôn được xã hội đề cao và trân trọng khi chọn học ngành này vì nó có ý nghĩa rất to lớn với cuộc sống của mọi người. Bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi biết rằng hàng ngày mình đang góp phần cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Từ đó, bạn sẽ trân trọng giá trị của cuộc sống hơn.
Thứ hai, những người học ngành Y luôn được săn đón ở khắp mọi nơi. Cơ thể con người trên thế giới về cơ bản là như nhau và đều dễ mắc bệnh nên kiến thức bạn học có thể dùng được ở nhiều quốc gia. Học ngành này bạn sẽ có rất nhiều cơ hội tu nghiệp ở nước ngoài để trau dồi kiến thức và đúc kết thêm kinh nghiệm.
Thứ ba, thu nhập của các công việc liên quan đến Y đều ở mức khá. Một số vị trí đặc biệt như bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật thường nhận được thù lao hậu hĩnh, nhất là khi bạn có một phòng mạch tư hoặc trở thành trưởng khoa của một bệnh viện.
NHỮNG AI SẼ PHÙ HỢP HỌC NGÀNH Y?
Những bạn quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe của con người sẽ rất phù hợp với ngành Y. Công việc của ngành thường phải tiếp xúc với nhiều người với vô số tầng lớp, độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau nên có một thái độ ân cần và chu đáo là rất cần thiết. Trị bệnh và đối xử với bệnh nhân là hai phạm trù hoàn toàn riêng biệt. Đối với “trị bệnh”, bạn có thể học mọi thứ từ sách vở để có thể hoàn thành công việc. Còn với “đối xử với bệnh nhân” bạn cần phải tự trau dồi khả năng giao tiếp của mình để biết cách trấn an người bệnh khi họ lo sợ và có nhiều khúc mắc. Khối lượng kiến thức liên quan đến ngành Y rất bao la và rộng lớn nên những bạn quen với áp lực học tập căng thẳng sẽ dễ dàng theo đuổi ngành này hơn. Bạn sẽ có cơ hội được tận tay điều trị những bệnh nhân thật. Khi đó, mạng sống của họ nằm trong tay bạn nên để tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra, bạn phải có trách nhiệm học tập thật chăm chỉ để nắm vững kiến thức.
Hơn nữa, bạn cần có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Vì vậy kĩ năng thực hành đóng vai trò quan trọng không kém kiến thức lý thuyết bạn có (nhất là khi bạn là bác sĩ phẫu thuật hoặc một vị trí nào đó đòi hỏi dùng kĩ năng để chữa trị). Tự trang bị khả năng làm việc dưới áp lực cao là điều bắt buộc nếu bạn có ý định làm ở khoa hồi sức cấp cứu, nơi mạng người chỉ được tính bằng giây. Ngoài ra, các bạn chọn học ngành Y sẽ thường được yêu cầu làm làm tăng ca, thêm giờ. Ở một số trường hợp, các bạn có thể sẽ bị triệu tập đột ngột và buộc phải bỏ dở mọi thứ đang làm để xử lý một ca cấp cứu hoặc hỗ trợ bệnh viện khi đang thiếu người. Vì lẽ đó nên việc cân bằng cuộc sống cá nhân với công việc này không hề dễ dàng, nhất là ở những năm đầu trong sự nghiệp của bạn. Đây là điều các bạn trẻ cần phải suy nghĩ thật thận trọng trước khi quyết định theo đuổi ngành này.
YÊU CẦU ĐỂ HỌC NGÀNH Y
Tùy thuộc vào trường đại học bạn nộp hồ sơ, bạn có thể được yêu cầu làm bài kiểm tra đầu vào dành riêng cho sinh viên ngành Y như là BMAT hoặc UKCAT. Bạn nên thường xuyên cập nhật yêu cầu nhập học với các khóa đào tạo cụ thể của từng trường đại học.
BẠN CÓ THỂ HỌC NHỮNG KHÓA HỌC NÀO?
Hồi sức
Tư vấn sức khỏe
Nha khoa
Nghiên cứu sức khỏe
Bảo vệ và sức khỏe
Hộ sản
Y tá và điều dưỡng
Dinh dưỡng và sức khỏe
Nhãn khoa
Dược khoa
Sinh lý học
Vật lí trị liệu
Tâm lí học
Y công cộng
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NÀO CHO BẠN VỚI BẰNG Y?
Điều này phụ thuộc vào khóa đào tạo mà bạn học. Dựa vào các khóa học kể trên, sau đây là một số gợi ý nghề nghiệp của ngành và tất cả đều được xã hội trọng vọng:
Bác sĩ
Bác sĩ phẫu thuật
Tư vấn viên sức khỏe
Nhà vật lí trị liệu
Y tá
Hộ sinh
Chuyên gia dinh dưỡng
Dược sĩ
Chuyên viên tâm lí
____________________________________
Văn phòng Du học Hungary
Địa chỉ: 03 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0247.300.3557